top of page

​Blog của Bá Khánh - Phòng tín dụng ngân hàng Shinhan bank. Nơi cập nhật kiến thức vay vốn tại ngân hàng shinhan bank

Ảnh của tác giảBá Khánh

Tài sản thế chấp và thu nhập trả nợ là chưa đủ

Chị Hương tìm đến ngân hàng thương mại cổ phần với mong muốn vay số tiền 500 triệu. Chị Hương nhanh chóng trình bày nguồn thu nhập và cho chuyên viên xem tài sản thế chấp trị giá gấp nhiều lần số tiền vay. Nhưng câu hỏi mà bạn chuyên viên hỏi là "Chị vay tiền sử dụng để làm gì?" Chị Hương thấy kỳ nhưng đang cần vốn gấp nên cũng chia sẻ mục địch sử dụng vốn của mình. Bạn chuyên viên lại tiếp tục yêu cầu thêm hồ sơ để chứng minh mục đich sử dụng vốn vay. Chị cũng đã không thể giữ được bình tĩnh nữa chị nói "Tôi vay có 500 triệu nhưng ngân hàng đã cầm sổ đỏ của tối trị giá tới 3 tỷ, tôi không trả được tôi mất tài sản? Sao kê tài khoản nhận lương của tôi trung bình 20 triệu mỗi tháng như vậy chưa đủ trả nợ hay sao? Sao ngân hàng các anh làm việc kỳ vậy"



Chị Hương như những người lần đầu vay vốn ngân hàng, sẽ cảm thấy rất "kỳ" khi chuyên viên ngân hàng tìm hiểu sâu về mục đích sử dụng vốn của mình. Điều hẳn là không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ lại. Nhưng trên thực tế việc cho vay của ngân hàng TM là việc trực tiếp giải ngân vốn ra nền kinh tế và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước. Nhiều khi người đi vay vốn đang hiểu nhầm Ngân hàng là mô hình lớn hơn của những tiệm cầm đồ nhé.


Tham khảo: Vay mua nhà shinhan


Chị Hương hoặc nhiều người không biết rằng hiện này hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đang được quy định tại thông tư 39/2016-TTNHNN (Thông tư 39). Theo tinh thần của thông tư 39 việc áp dụng biện pháp tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Tức là việc có hay không tài sản đảm bảo khoản vay không phải là quy định bắt buộc của ngân hàng nhà nước, việc cho vay có cần tài sản hay không phụ thuộc vào vào khẩu vị cho vay của từng ngân hàng.

Cũng theo thông tư 39 thì mục đích vay lại được ngân hàng hàng nhà nước yêu cần xem xét chặt chẽ trước khi duyệt cho vay. Có những nhu cầu vốn không được cho vay được quy định tại điều 8 tại thông tư 39 như kinh doanh vàng miếng, kinh doanh ngành nghề trái pháp luật, vay với mục đích trả nợ ....

Ngoài ra sau giải ngân theo quy định của thông tư 39 tại khoản C mục 2 điều 22 thì sau giải ngân, thì tổ chức tín dụng, ngân hàng phải thực hiện kiểm tra định kỳ, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

Như vậy có thể thấy ngân hàng nhà nước quản lý và giám sát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đặc biệt tại thông tư 39 ngân hàng nhà nước rất chú trọng tới việc giám sát mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Chị Hương sẽ không thể vay được vốn nếu không thể chứng minh được việc sử dụng vốn vay với mục đích gì? Giả sử chị Hương ở trên vay vốn với mục đích xây nhà, để làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng chị Hương cần phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Mục đích vay vốn làm gì?

  • Vay mua nhà ở đâu?

  • Giá trị mua bao nhiêu tiền?

  • Đã ký hợp đồng mua bán công chứng chưa? giá trên hợp đồng mua bán công chứng là bao nhiêu?

  • Tỷ lệ thanh toán trước là bao nhiêu?

  • Giải ngân cho người bán hay giải ngân hoàn vốn?

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đã sang tên chưa?

  • Nhà hay là đất trống?

  • ...

Tại điều 24 thông tư 39: "Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng"


2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Bá khánh CVTD Shinhan Bank

Bá Khánh

Tư vấn vay thế chấp Shinhan Bank

bottom of page