6 điều cần nắm khi thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng
- Bá Khánh
- 2 thg 9, 2023
- 3 phút đọc
Vay thế chấp tài sản là hình thức vay vốn ngân hàng có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Vay thế chấp tài sản thường áp dụng cho những khoản vay lớn. Vậy tài sản nào có thể thế chấp và tài sản nào không thể thế chấp ngân hàng? Cùng vaymuanhadat.com đi tìm hiểu nhé!

Thế nào là thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng?
Thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn dùng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản được uỷ quyền để đảm bảo nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp (ngân hàng) để vay khoản tiền tưng ứng giá trị tài sản mà không chuyển giao tài sản cho bên thế chấp.
Và tài sản thế chấp cũng có thể do bên thứ ba nắm giữ nếu có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên thế chấp sẽ đăng ký giao dịch đảm bảo để tài sản không thể chuyển giao quyền sở hữu.
Các loại tài sản có thể thế chấp vay vốn ngân hàng
Tài sản thuộc sở hữu của người vay vốn tại thời điểm hiện tại:
Giấy tờ có giá trị: chứng chỉ tiền gửi, các loại cổ phiếu trái phiếu...
Tài sản, hàng hoá có giá trị: bất động sản, máy nóc thiết bị, phương tiện giao thông, kim khí hay đá quý...
Tài sản thế chấp hình thành trong tương lai: thường là bất động sản hoặc phương tiện đi lại mà người vay chứng minh được thông qua hợp đồng mua bán và thanh toán trước một phần giá trị của tài sản.
Tài sản thế chấp của bên thứ ba: trường hợp bên vay không có tài sản thế chấp có thể mượn tài sản thế chấp của bên thứ 3. Bên thứ ba có nghĩa vụ bảo lãnh khoản vay của bên vay trong trường hợp bên vay khoing trả được nợ. Bên thứ ba phải có nghĩa vụ trả nợ hoặc xử lý tài sản đảm bảo theo quy định tại hợp dsoongf thế chấp.
Các loại tài sản không thể thế chấp vay vốn ngân hàng
Tài sản đang trong diện tranh chấp
Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp
Tài sản đi thuê đi mượn
Tài sản đang thuộc dạng xử lý của cơ quan lý có thẩm quyền như niêm phong, phong toả...
Tài sản đang thuộc diện thế chấp cầm cố tại ngân hàng tổ chức tín dụng khác
Tài sản khó cất giữ bảo quản, kiểm dsijnh và báo giá
Định giá tài sản thế chấp
Ngân hàng sẽ thực hiện công tác định giá tài sản là việc xác dsijnh giá trị thị trường của tài sản thông qua các biện pháp so sánh giá, khảo sát hay khấu hao...Thông thường ngân hàng sẽ thuê bên thứ ba đứng ra định giá tài sản qua đó xác định giá trị cho vay( thông thường từ 50% - 70% giá trị tài sản)
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Sau khi đã thống nhất về các điều khoản của hợp đồng tín dụng, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp tại văn phòng công chứng. Trong đó hợp đồng thế chấp là hợp đồng xác định giữa hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp dùng tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay.
Hợp đồng thế chấp có hai loại:
Hợp đồng thế chấp giữa hai bên, nên thế chấp đồng thời là chủ sở hữu tài sản.
Hợp đồng thế chấp ba bên được thực hiện giữa ba bên là bên thế chấp bên vay và bên cho vay( bên nhận thế chấp)
Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp
Sau khi đã thống nhất về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, trước khi thực hiện giải ngân. Ngân hàng sẽ đem tài sản thế chấp đăng ký giao dịch đảm bảo tại phòng đăng ký đất đai nhăm mục đích:
Bên thế chấp là chủ sở hữu tài sản không thể báo mấy giấy chứng nhận quyền sở hữu để xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu mới .
Bên thế chấp không thể tiếp tục mang tài sẩn thế chấp đi thế chấp cầm cố tại một tổ chức tín dụng khác.
Giải chấp tài sản thế chấp
Sau khi người vay vốn trả hết nghĩa vụ tại ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp tài sản thế chấp và trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bên thế chấp.
Trên là 6 bước cần lưu ý khi vay thế chấp tại ngân hàng mà vaymuanhadat.com gửi đến bạn. Nếu quý độc giả có nhu cầu vay mua nhà tại Shinhan bank vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Comments